Kỳ lân Siberia - loài tê giác nặng tới 3,5 tấn tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải do con người
Đã từ lâu, giới khoa học tranh cãi xem thứ gì đã ép loài Kỳ lân Siberia tới mức tuyệt chủng, là con người hay do khí hậu.
- Phải chăng tất cả con người chỉ có chung 2 cụ tổ duy nhất, hai người một nam một nữ sống qua cuộc đại tuyệt chủng cách đây 100.000 năm?
- Dự án Isabela: dùng trực thăng và súng máy để cứu sống loài rùa cạn khổng lồ khỏi tuyệt chủng
- Nếu ai cũng tự đẻ được thì con người chắc đã tuyệt chủng từ lâu, và đó là lý do đàn ông tồn tại
- 10 ngành nghề đã tuyệt chủng trong xã hội hiện đại
- Đây là anh hùng lực lượng sinh sản nhà gấu trúc, một mình cứu cả loài khỏi tuyệt chủng
- Dù sống lâu hơn cả người hiện tại, loài người cổ đại Homo erectus vẫn tuyệt chủng chỉ vì quá ... lười
Nặng xấp xỉ 3,5 tấn và có lẽ là sở hữu cái sừng tê lớn nhất từng có của dòng họ loài động vật to lớn, con Elasmotherium sibiricum – hay được biết tới với cái tên "dân dã" hơn là Kỳ lân Siberia – đã từng hùng dũng dạo bước trên bề mặt Trái Đất. Nhưng bên cạnh vẻ ngoài "giống tê giác" ra, ta không biết gì nhiều về loài vật to lớn.
Ít ra là chỉ đến cuối tháng Mười một vừa rồi thôi. Với bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, ta đã có bản phân tích ADN đầu tiên của con Kỳ lân, với ADN lấy được từ các mẫu hóa thạch được bảo quản từ cả chục ngàn năm trước.
Dẫn đầu là giáo sư Pavel Kosintsev, nhà cổ sinh vật học công tác tại Học viện Khoa học Nga, đội ngũ các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết luận loài Kỳ lân Siberia tuyệt chủng từ 39.000 năm trước, đồng nghĩa với việc người hiện đại và người Neanderthal đã cùng rảo bước trên Lục địa Á-Âu bên cạnh con vật khổng lồ. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng con tê giác tuyệt chủng 200.000 năm trước đã bị gạt đi hoàn toàn.
Rất nhiều loài vật to lớn cùng chung sống với con người hiện đại đã bị tuyệt chủng do săn bắt, có thể kể đến voi mammoth hay loài lười khổng lồ, thế nhưng Kosintsev và các đồng nghiệp lại cho rằng tổ tiên loài người không hứng thú gì lắm với con tê giác. Lý do chính khiến Kỳ lân Siberia tuyệt chủng là biến đổi khí hậu.
"Nhiều khả năng sự hiện diện của con người không phải lý do khiến loài tê giác khổng lồ bị tuyệt diệt", đồng tác giả nghiên cứu Chris Turney – nhà nghiên cứu khí hậu tại Đại học New South Wales – cho hay. "Có vẻ Kỳ lân Siberia chịu ảnh hưởng nặng nề từ khí hậu của buổi đầu Kỷ Băng hà. Tại Lục địa Á-Âu, nhiệt độ giảm xuống cực sâu khiến mặt đất đóng băng, cỏ cây khô héo đã khiến động vật thuộc cả một khu vực rộng lớn đã suy giảm nghiêm trọng".
Khẳng định "tuyệt chủng từ 200.000 năm trước" lung lay lần đầu tiên hồi năm 2016, khi các nhà khoa học tìm thấy hộp sọ của con Elasmotherium sibiricum tại Kazakhstan, với niên đại chỉ 29.000 năm tuổi. Tuy nhiên giới khoa học phủ nhận phát hiện này, cho rằng thành phần collagen trong hộp sọ đã khiến việc xác định niên đại bằng carbon bị sai lệch.
Kosintsev quyết định hậu thuẫn bằng chứng mới bằng một loạt nghiên cứu khác. Họ tiến hành xác định niên đại của 23 mẫu hóa thạch Kỳ lân Siberia khác, với mẫu ADN từ 6 cá thể, đối chiều với những dữ liệu về nơi sinh sống của con tê giác khổng lồ.
Niên đại các mẫu hóa thạch rơi vào khoảng 39.000 cho tới 50.000 năm, thời điểm người hiện đại đã xuất hiện tại Lục địa Á-Âu. Thời điểm này cũng trùng hợp với sự kiện diệt chủng cuối Kỷ Đệ tứ, thời điểm khí hậu toàn cầu thay đổi rõ rệt. Theo báo cáo, khoảng 40% động vật có vú nặng trên 45 kg sống tại Lục địa Á-Âu đều bỏ mạng sau thời điểm này.
Đã từ lâu, giới khoa học tranh cãi xem thứ gì đã ép các sinh vật sống tại thời điểm trên tới mức tuyệt chủng, là con người hay do khí hậu.
Để xác định chính xác tác động của biến đổi khí hậu lên loài Kỳ lân Siberia, các nhà nghiên cứu phân tích đồng vị của hóa thạch răng con tê giác, tái tạo lại nguồn thức ăn nó đã từng nhai và tìm thấy rằng những con vật này chuyên ăn thực vật tại khu vực đồng cỏ Đông Nam Châu Âu và Siberia. Những động vật ăn cỏ "dễ tính", ăn được nhiều loại thực vật sẽ sống sót qua được thời kì biến đổi khí hậu. Loài Kỳ lân Siberia chuyên ăn cỏ đã chết dần vì thiếu thức ăn.
Vẫn có tỉ lệ nào đó con người góp phần đưa loài tê giác khổng lồ tới bờ vực tuyệt chủng, cho dù ta vẫn có bằng chứng chứng minh sự "vô tội" của mình: các bức vẽ trên tường hang không thấy nhắc tới Kỳ lân Siberia, và cũng không tìm thấy xương loài tê giác này trong các khu vực sinh sống của loài người sống tại thời điểm con kỳ lân tuyệt chủng.
Chỉ có một điều chắc chắn duy nhất: tổ tiên của ta đã tận mắt chứng kiến sự lụi tàn của một trong những sinh vật đẹp kỳ ảo bậc nhất từng dạo bước trên Địa Cầu.
Tham khảo Motherboard, Forbes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Chuyện của nữ tiến sĩ chuyên đi thu thập tinh trùng cá mập trắng khổng lồ
Sau khi con cá mập được thôi miên, đây là lúc tinh trùng của chúng có thể được thu thập một cách an toàn. Bạn có tò mò về cách các nhà khoa học làm điều đó như thế nào không?
Pixel 9 "giá rẻ" lộ ảnh thực tế: Thiết kế khác biệt so với các dòng Pixel trước đây, trang bị chip như Pixel 9 Pro "ngàn đô"