Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết

    Đức Khương,  

    Ở Mỹ, có một loài xâm hại được gọi là “siêu lợn”, ngoài ăn, uống, ngủ, chúng còn làm được những điều khủng bố khác, ban ngày chúng có thể phá cả máy bay chiến đấu F-16 và “đào mộ " trong nghĩa trang vào ban đêm.

    Chỉ trong vòng 30 năm, "siêu lợn" đã sinh sôi nảy nở không có điểm dừng và "chiếm giữ" 39 bang của Mỹ, và dường như chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ của Hoa Kỳ. Người Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ban hành "lệnh giết lợn", và một trận chiến bi thảm giữa những con lợn và con người đã được diễn ra. Tại sao lại có sự tồn tại của loại siêu lợn này? Kết quả cuối cùng của cuộc chiến giữa người và lợn là gì? Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng nhìn lại quá khứ và hiện tại của loài siêu lợn Mỹ.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 1.

    Lợn được chia thành lợn rừng và lợn nhà, lợn nhà là lợn rừng được con người thuần hóa, thuộc một phân loài lợn rừng. Chúng được người Trung Quốc thuần hóa lần đầu tiên vào năm 4.900 trước Công nguyên, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng lợn rừng Tây Á đã được thuần hóa từ năm 6.000 đến 7.000 trước Công nguyên.

    Trong quá khứ, ở Mỹ không hề có lợn và chúng đã theo chân của những người Châu Âu đến Mỹ. Chúng được thả trên những con tàu và đôi khi cập bến, những con lợn rừng và lợn nhà đã bỏ chạy và tiến vào chân núi và những con lợn nhà này dần trở thành lợn rừng của Mỹ.

    Lợn rừng Mỹ thuộc giống lợn rừng Âu Á. Columbus lần đầu tiên mang 8 con lợn nhà đến Caribe vào năm 1493 để phục vụ nhu cầu lương thực trong tương lai. Sau đó nhà thám hiểm Tây Ban Nha Hernando de Soto đã mang 13 con lợn nhà và lợn rừng tới Florida vào năm 1539. Kể từ đó, lợn nhà và lợn rừng đã được du nhập vào Châu Mỹ một cách lẻ tẻ. Bắt đầu từ năm 1890, theo những con tàu thì cũng có thêm nhiều lợn rừng Âu Á và lợn rừng Nga được đưa đến Hoa Kỳ với mục đích săn bắn.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 2.

    Trong quá trình này, lợn rừng thuộc thế hệ "ma cũ" tiếp tục lai với lợn rừng mới du nhập, đồng thời giao phối với lợn nhà bị con người bỏ rơi hoặc trốn thoát, và sau đó sản sinh ra một thế hệ lợn mạnh mẽ và hung dữ hơn ông bà tổ tiên của chúng, bởi vậy chúng được giới chuyên môn gọi là "siêu lợn".

    Chỉ trong vòng 30 năm, những con siêu lợn đã lan rộng từ 17 tiểu bang của Hoa Kỳ đến 39 tiểu bang và tốc độ "xâm chiếm" về phía bắc đã lên tới 12,6 km mỗi năm. Về cơ bản nó chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nó lan rộng ra toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ.

    Đồng thời, lợn rừng cũng bắt đầu lan rộng ở Canada Theo dự đoán của Ryan Brooke, nhà sinh vật học tại Đại học Saskatchewan chuyên về lợn rừng, những con lợn siêu khủng đã lan rộng ra một khu vực rộng 386.000 dặm vuông ở Canada vào cuối năm 2020.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 3.

    Siêu lợn được lai nhiều lần từ lợn rừng và lợn nhà, bởi vậy chúng có mắt hẹp và sâu, tai dài và rộng, cổ dày và ngắn, mỗi con có thể nặng tới 600 - 700 kg, riêng phần đầu đã chiếm 1/3 tổng chiều dài cơ thể. Bởi vậy chúng còn được mô tả như một con "quái vật đầu to" thực sự. Ngoài ra, chúng còn có thể di chuyển nhanh nhẹn, tốc độ chạy tối đa là 40 km/h.

    Đáng sợ hơn nữa là những con siêu lợn đực còn có hai chiếc răng nanh dài thò ra khỏi miệng, hàm răng bên trong của chúng cúng khá phát triển, đầu lợn chắc khỏe, móng guốc ngắn và dẹt cho phép chúng có thể đào bới hay hoạt động tự do một cách liều lĩnh trong thời gian dài, thậm chí chúng còn đào bới cả nghĩa địa và có những ghi nhận cho thấy chúng đã từng tiến vào khu vực quân sự và đào, phá những thứ kinh hoàng như máy bay chiến đấu.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 4.

    Năm 1988, một con siêu lợn đã lẻn đến đường băng Florida để "ngắm cảnh", và cũng chính tại nơi đây, nó đã có một cuộc chạm trán gần với máy bay chiến đấu F-16 đang hạ cánh. Kết quả là chiếc máy bay chiến đấu trị giá 16 triệu USD của Mỹ đã phải chịu thua trước sự hung hãn của con siêu lợn và lao thẳng vào rừng cây gần đó. Đây có thể là trường hợp đầu tiên trong lịch sử ghi nhận trường hợp một máy bay chiến đấu bị một con lợn tiêu diệt.

    Năm 2013, nghĩa trang Willow Wild rộng 36 ha ở Texas bị ảnh hưởng nặng nề, cỏ bị bật gốc, đất bị đào bới và bia mộ bị nứt vỡ, và không ai khác, chính những con siêu lợn đã gây ra điều này.

    Ngoài ra những con siêu lợn này còn tạo dựng được rất nhiều chiến công khác trên đất Mỹ như gây ra tai nạn xe hơi, hù dọa khác du lịch, ăn cắp đồ ăn và thông qua nhiều năm tháng "chiến đấu" cũng như chơi trò đuổi bắt với con người, chúng đã đúc kết ra nhiều kinh nghiệm cũng như trở nên thông minh, xảo quyệt hơn và có thể dễ dàng thoát khỏi những cái bẫy của thợ săn. Hơn thế nữa, da của chúng rất dày, và bạn không thể giết được nó chỉ với một phát bắn (trừ khi bắn thẳng vào đầu), khi bị trúng đạn, siêu lợn vẫn có thể đi đến một nơi cách xa hơn 100 km và bắt đầu một cuộc sống mới.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 5.

    Chơi trên cạn chán rồi thì siêu lợn sẽ xuống nước để chơi những trò mới. Vì lợn không có tuyến mồ hôi nên chúng sẽ lăn lộn và hạ nhiệt ở những nơi có nước như ao hồ, suối. Thế nhưng việc chúng tung tăng lăn lộn trong nước vui vẻ lại khiến cho thực vật thủy sinh bị phá hủy, kéo theo đó là hàng loạt thảm họa như xói mòn đất, các dòng suối và phù sa ngày càng gia tăng. Điều đáng lo ngại hơn là những con siêu lợn này cũng sẽ thải phân của chúng xuống nước, theo đó là một lượng lớn mầm bệnh và ký sinh trùng của chúng cũng theo dòng sông trực tiếp gây ra những hiểm họa cho loài động vật thủy sinh.

    Siêu lợn mang trong mình ít nhất 30 mầm bệnh và 37 ký sinh trùng, thậm chí có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Ví dụ, trong vụ "rau bina bị nhiễm độc" nổi tiếng ở Mỹ năm 2006, 205 người ở 26 bang và Canada bị nhiễm vi khuẩn E.coli trong đó có 3 người tử vong. Nghiên cứu cho thấy chính những con siêu lợn đã mang vi khuẩn chết người này đến các cánh đồng rau bina ở California, và nhà máy đã sử dụng chúng để sản xuất 42.000 bao rau bina ăn liền khiến nhiều người phát bệnh sau khi ăn.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 6.

    Dù nước Mỹ hùng mạnh và đứng đầu thế giới, nhưng tại chính ngôi nhà của mình, họ lại đang bị những con siêu lợn bị xâm chiếm vẫn nhởn nhơ chơi đùa.

    Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), số lượng siêu lợn ở Hoa Kỳ năm 2018 là gần 6 triệu con, gây thiệt hại kinh tế khoảng 1,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, hầu hết là đến từ các vụ mùa.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 7.

    Để kiểm soát số lượng siêu lợn, các nhà khoa học đã vắt óc nghiên cứu ra các loại thuốc tránh thai và thuốc độc cho chúng, tuy nhiên do thuốc phân hủy quá chậm và nó có thể gây nguy hiểm cho các loài động vật khác nên nó đã bị dập tắt ngay trước khi được đưa vào thực hiện.

    Năm 2011, Texas đã thông qua luật kêu gọi người dân bắn lợn rừng bằng trực thăng. Ngay sau khi lệnh này được ban hành, các cao bồi Texas đã cùng nhau tham chiến và tiến hành một trận chiến giữa người và siêu lợn, họ đã giết chết được 500.000 con lợn mà không để mất một người nào trong đội hình. Tuy nhiên, đối với siêu lợn, tất cả những điều này đều vô nghĩa, mỗi năm lợn mẹ có thể đẻ được vài lứa, mỗi lứa 10 con trở lên, bởi vậy quân số thiệt hại này chẳng bõ bèn gì so với việc đẻ của chúng.

    Nước Mỹ đau đầu vì cuộc chiến tranh với siêu lợn: loài xâm hại phá được cả máy bay chiến đấu, trúng đạn mà không chết - Ảnh 8.

    Điều này cũng diễn ra tương tự ở các vùng khác của Hoa Kỳ. Vì thịt siêu lợn không ngon và có quá nhiều mầm bệnh, giá thành thu mua cao, động lực săn cũng có hạn, khó nuôi nhốt trên quy mô lớn nên việc kiểm soát số lượng của chúng gần như là không thể. Theo các chuyên gia,vì chúng là một loài con lai, tập hợp được toàn các đặc điểm gen trội cũng như có khả năng sinh đẻ mạnh mẽ như lợn nái nên có lẽ hiện tại đã quá muộn để nói đến chuyện kiểm soát chúng.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh thái học Ứng dụng cho thấy số lượng siêu lợn ở Mỹ không ngừng tăng lên qua từng năm qua và không có dấu hiệu chậm lại. Các nhà nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát hiện ra rằng dựa trên nghiên cứu dân số lợn từ năm 1992 đến năm 2012, nếu tốc độ hiện tại tiếp tục tăng, trong 30-50 năm tới, toàn bộ nước Mỹ có thể bị siêu lợn xâm chiếm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ