Tại sao khi đi máy bay, đai an toàn lại đeo ở đùi chứ không phải ở vai như khi đi ô tô?
Liệu đai an toàn ở vai có khả năng bảo vệ tốt hơn không?
- Dành 7 năm trời để lắp mô hình máy bay từ 42 kg ốc vít và thanh kim loại – chắc hẳn đây là người đam mê mô hình nhất thế giới
- Kalashnikov giới thiệu máy bay không người lái siêu nhẹ thế hệ mới: thiết kế công thái học, tự động hóa hoàn toàn, tầm bay 1000 km
- Đại gia Trung Quốc chi 1,5 triệu USD để sơn máy bay hình Angry Bird và mở nhà hàng, bảo tàng bên trong
- Bức ảnh nhật thực toàn phần này được chụp từ một chiếc máy bay thương mại ở độ cao 12.000m
- Nga tính chế tạo máy bay vận tải lớn nhất thế giới, soán ngôi huyền thoại Antonov An-124 Ruslan thời Liên Xô
- Máy bay không bay theo đường thẳng bao giờ - tưởng dễ mà mấy ai biết được nguyên do
Rất nhiều người cứng đầu không thích thú gì việc đeo dây an toàn khi đi máy bay, người ta nghĩ ra nhiều thứ cớ để tránh làm điều mình không thích.
Richard McSpadden, giám đốc điều hành của Viện an toàn hàng không của Hiệp hội Phi công, đồng ý một phần, rằng: “Tôi nghĩ đó là một quan niệm xưa cũ. Tai nạn hàng không hiếm đến mức mà mọi người nói 'Xác suất tai nạn xảy ra với tôi là bao nhiêu cơ chứ?' Và tôi đồng ý với họ rằng xác suất rất thấp.
Mặc dù vậy, tôi vẫn sẽ thắt đai an toàn, vì miễn là có xác suất thì nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu xác suất đó xảy ra trong khi không thắt đai an toàn, đầu sẽ là bộ phận bị tổn thương nặng nề nhất do va đập với trần máy bay.”
Chỉ 1 cái đai an toàn thắt qua đùi hay vai có lẽ là không đủ để cứu mạng bạn khi máy bay rơi từ độ cao 10,668 mét, hoặc một chấn động mạnh trong quá trình bay. Jennifer Riordan, một hành khách mất mạng mặc dù vẫn đeo đai an toàn khi một phần từ động cơ máy bay Southwest 737 bị hỏng, thổi bay cửa sổ bên cạnh chỗ ngồi của cô vào ngày 17 tháng 4 năm 2018. Cô gần như bị hút ra khỏi máy bay khi áp lực không khí trong khoang máy bay thoát ra khỏi cửa sổ.
Những tai nạn vô cùng hiếm gặp đó, và các tai nạn rơi máy bay cũng chỉ là 1 trong các lý do chúng ta phải thắt dây an toàn khi đi máy bay. Chúng còn được thiết kế để bảo vệ bạn trong quá trình đang bay nữa.
Những chuyến bay thương mại liệu có an toàn hơn nếu sử dụng dây an toàn đeo vai thay vì dây đeo ở đùi?
Heather Poole, một tiếp viên hàng không của hãng hàng không Mỹ, trả lời phỏng vấn trên báo The Telegraph rằng: “Lí do hành khách và kể cả đoàn phi công phải thắt dây an toàn là vì sẽ không ai muốn bị chấn thương cả. Có thể các hành khách cho rằng trong lúc trục trặc, người ta sẽ bay lơ lửng trong không trung. Nhưng thực tế, máy bay lao xuống rất nhanh và nếu không thắt đai an toàn, lập tức bạn sẽ văng ra khỏi ghế và đập đầu vào trần máy bay do quán tính.”
Định luật 1 Newton đã phát biểu rằng, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn không thắt dây đai an toàn trong quá trình trục trặc của chuyến bay, thường là máy bay rơi đột ngột, trong trường hợp này bạn là vật cô lập. Khi máy bay rơi đột ngột, bạn không hề chịu tác động lực rơi này và vẫn giữ nguyên độ cao của cơ thể, nên lập tức, bạn sẽ bị trần máy bay đập mạnh vào đầu. Nếu lúc đó bạn thắt dây an toàn, xuất hiện 1 lực từ dây an toàn tác động lên vật cô lập là bạn, kéo bạn xuống cùng với máy bay, những chấn thương đáng tiếc sẽ không xảy ra.
Liệu đai an toàn ở vai có tác dụng hơn?
Theo McFadden, đai an toàn đeo ở vai và ngực có tác dụng bảo vệ tốt hơn nhiều so với đai an toàn đeo ở đùi.
Nhưng nhà chuyên gia cũng cho rằng, để thay thế đai ở đùi bằng đai ở vai, ngực sẽ tốn rất nhiều chi phí và rất khó để quản lý và đảm bảo 100% tác dụng. Chúng cũng sẽ gây mỏi và khó chịu với hành khách và phi công trong những chuyến bay nhiều giờ. Có lẽ phương án này sẽ gặp rất nhiều ý kiến phản đối từ các hành khách.
McSpadden nói: “Câu trả lời là chắc chắn nên thay thế dây đai an toàn ở đùi bằng ở vai. Nhưng, việc thực hiện điều đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác.”
Một vài ý kiến khác lại cho rằng sự thay thế này thực sự không tốt. David King, 1 nạn nhân của tai nạn máy bay vào tháng 7 năm 2013 của hãng hàng không Asiana đã giết chết 3 người, trả lời phỏng vấn tạp chí Time: “Rõ ràng với 1 tai nạn có gia tốc theo chiều dọc thì dây đai an toàn ở đùi là biện pháp tốt nhất để tránh va chạm.”
Theo Cục Quản lý Hàng không Liên Bang (FAA), dây đai an toàn đeo ở vai trong các trực thăng và máy bay cỡ nhỏ giảm đến 88% các chấn thương nghiêm trọng và 20% rủi ro so với dây đai đeo ở đùi.
Dây an toàn trong ô tô được đeo trên vai.
Trớ trêu thay, báo cáo về mức độ an toàn của các hãng hàng không thương mại có thể là lý do lớn khiến cho máy bay chở khách lớn không cần đến dây an toàn đeo ở vai. Trong năm 2017, không có trường hợp sự cố máy bay phản lực thương mại nào trên khắp thế giới được báo cáo, khiến đây trở thành năm an toàn nhất của thương mại hàng không. Trong đánh giá an toàn hàng không dân dụng năm 2017, hãng tư vấn hàng không Hà Lan To70 ước tính có "0,8 vụ tai nạn chết người trên một triệu chuyến bay của máy bay chở khách lớn. Tức là sẽ có 1 sự cố xảy ra mỗi 12 triệu chuyến bay."
Với một báo cáo có số liệu đáng thuyết phục như vậy, rất khó để tranh cãi và so sánh dây đai an toàn ở vai và ở đùi.
Tóm lại, dây đai an toàn ở đùi là 1 biện pháp an toàn cần thiết và cần phải được thực hành mỗi khi ngồi trên máy bay.
Nguồn: howstuffworks.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Nhỏ gọn và dễ cầm nắm hơn, viền màn hình siêu mỏng
Bề ngoài không quá khác biệt, nhưng Galaxy S25 Ultra hứa hẹn sẽ đem lại cảm giác trên tay cải thiện hơn đáng kể so với các thế hệ Galaxy S trước đây.
Sony ra mắt PS5 Pro: GPU mạnh mẽ hơn, không đi kèm ổ đĩa, mức giá gây sốc