Tin tôi đi, cãi nhau với hàng xóm có thể dẫn đến tử vong vì tổn thương não, tim hoặc gan
Mới đây, một người đàn ông ở Quảng Đông, Trung Quốc đã đột tử sau khi cãi nhau với hàng xóm. Gia đình người này đã đâm đơn kiện và yêu cầu bên cãi nhau với người này phải bồi thường 25.000 nhân dân tệ.
- Vật nuôi của bạn có biết khi nào một trận động đất sắp xảy ra không?
- Nhìn thì cứ tưởng là ong bắp cày khổng lồ, nhưng thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm
- Các nhà khoa học sử dụng cấy ghép não để chữa bệnh trầm cảm nặng ở phụ nữ
- Người đàn ông cố gắng kiện vợ sau khi vấp phải đôi giày của cô ấy và bị ngã gãy xương
- Bartek Ostalowski - Tay đua thể thao chuyên nghiệp không có cánh tay duy nhất trên thế giới
Ở đâu có con người thì ở đó sẽ có sự tồn tại của lợi ích, có lợi ích thì cũng sẽ có mâu thuẫn. Tôi tin rằng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người chắc chắn sẽ có xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp với người khác dù ít dù nhiều. Do đó, những cuộc cãi vã là điều đương nhiên và không thể tránh khỏi, nhưng nhìn chung họ vẫn có thể tự điều chỉnh được cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, mới đây Tòa án Cao Châu, Quảng Đông đã kết luận một vụ cãi nhau với hàng xóm đã dẫn đến việc một người tử vong. Hai bị cáo Feng và Jiang đã cãi nhau với người hàng xóm Li về tranh chấp đất đai, ngay sau đó, Li cảm thấy không được khỏe và bỏ về nhà. Nhưng ngày hôm sau, khi Feng, Jiang và Li gặp nhau, và hai bên lại cãi nhau dữ dội. Trong khi hai bên đang mải cãi nhau thì Li bất ngờ ngã xuống đất và tử vong.
Ủy ban hòa giải nhân dân thị trấn ngay sau đó đã tổ chức một cuộc hòa giải giữa hai bên, đồng thời đề xuất Feng và Jiang phải trả 25.000 nhân dân tệ cho gia đình Li tiền bồi thường dựa trên nguyên tắc nhân đạo. Nhưng hai bị cáo nhất quyết từ chối và cho rằng mình không làm gì, họ chỉ "giang hồ mõm" với nhau thôi và bên kia hoàn toàn là mình tự chuốc vạ vào thân. Còn nếu tính đến việc phải bồi thường vì bị chửi thì phía gia đình Li phải bồi thường cho họ mới đúng, vì trong những lần "giang hồ mõm" thì Li luôn là người hăng máu hơn và xúc phạm họ nhiều hơn.
Tòa cho rằng bản thân Li bị huyết áp cao, không kiềm chế được cảm xúc trong lúc cãi vã dẫn đến xuất huyết não và "chết do ngừng tim" nên hai bị cáo phải chịu một phần trách nhiệm. Mặc dù hai bị cáo không biết Li bị bệnh nhưng hành vi của bị cáo là có động cơ nhất định và từ đó dẫn đến cái chết của Li, nên việc chia sẻ những mất mát nhất định của nguyên đơn là điều hoàn toàn hợp lý.
Nghe có vẻ khá buồn cười, nhưng chuyện bồi thường cái chết do chửi bới không phải là hiếm. Vào tháng 10 năm 2021, một người đàn ông Bắc Kinh họ Vương đã bị kết án phạt 82.000 nhân dân tệ (gần 300 triệu VNĐ) vì chửi thề và gây ra cái chết trong một vụ tranh chấp bãi đậu xe. Một tình tiết quan trọng trong vụ án này là sau khi cuộc cãi vã được hàng xóm hòa giải thì người đàn ông họ Vương này vẫn tỏ ra khó chịu, và chửi chưa sướng mồm nên đã hai lần liên tiếp đến nhà người kia hét vào cửa nhà. Và vì ngôn ngữ rất hung hãn và chửi bới, nên người đàn ông họ Vương này đã bị kết án phải chịu trách nhiệm bồi thường thêm tiền.
Vậy tại sao một người có thể tử vong vì cãi nhau chỉ bằng ngôn ngữ bằng lời nói? Các phân tích khoa học đã phát hiện ra rằng việc con người không kiểm soát được cảm xúc có thể gây ra những tổn thương lớn cho ba cơ quan chính của cơ thể.
Đầu tiên, tổn thương não
Trong những trường hợp bình thường, so với các cơ quan khác của con người, não chiếm 60% lượng máu cần cung cấp cho cơ thể. Khi một người tức giận, tốc độ máu lưu thông sẽ tăng lên, huyết áp của mạch máu não cũng theo đó mà tăng mạnh, trong y học cố truyền của Trung Quốc thì hiện tượng này được gọi là "khí và huyết thăng". Ví dụ, trong trường hợp 1, "Giấy chứng nhận y tế về tử vong tại chỗ" do đội kỹ thuật của Lữ đoàn điều tra hình sự cấp xác định nguyên nhân cái chết của Li là "xuất huyết não".
Thứ hai, tổn thương tim
Khi bị căng thẳng cảm xúc được diễn ra trong não, cơ thể người sẽ tiết ra một chất hóa học gọi là "catecholamine". Chất này có ảnh hưởng lớn đến tim mạch, có thể làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn mạnh, kích thích tim đập nhanh, mạch máu xung quanh tim co bóp nhanh. Nếu là người bị bệnh liên quan đến tim mạch thì sẽ rất dễ bị rối loạn nhịp tim. Còn cụ thể hơn nếu người đó bị bệnh tim mạch vành, thì mặc dù bình thường trông vẫn ổn nhưng nhịp tim của họ sẽ không kiểm soát được khi thay đổi tâm trạng đột ngột nên sẽ dễ dẫn đến việc người đó đột tử.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu cho thấy, nếu cảm xúc tức giận của một người bùng phát, trong vòng hai giờ, nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) sẽ tăng gấp 3 lần, nguy cơ đau tim tăng gấp 5 lần, và các bệnh liên quan đến mạch máu não cũng tăng cao. Những người có tiền sử đột quỵ và tăng urê máu sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều khi so với người bình thường.
Thứ ba, tổn thương gan
Ngoài tác dụng kích thích tim co bóp, chất "catecholamine" còn có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng cường khả năng phân hủy chất béo, sau đó làm tăng axit béo trong tế bào gan. Axit béo này có độc tính mạnh và cực kỳ độc cho gan. Mặc dù điều này sẽ không mang lại nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng con người, nhưng y học hiện đại cho rằng nguy cơ mắc bệnh gan của những người thường xuyên tức giận cao gấp 8 lần so với những người bình thường.
Ngoài ra, mất kiểm soát cảm xúc còn có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác bao gồm phổi, dạ dày và thậm chí là làn da. Vì vậy, học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mang lại lợi ích to lớn, không chỉ cho bản thân mà còn cho người khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời