World Cup tại quốc gia nhỏ bé nhất trong lịch sử: Cổ động viên đau đầu vì chỗ ở quá ít và quá đắt
Trang The Paper dự đoán, trong thời gian diễn ra World Cup năm nay, khoảng 1,2 triệu cổ động viên sẽ đổ về Qatar, trong khi tổng dân số Qatar chỉ khoảng 3 triệu người.
- Thị trường cho thuê TV mùa World Cup: Vì sao sớm nở tối tàn?
- Đây là chiếc Mercedes độc đáo đã đưa đón đội vô địch World Cup gần nửa thế kỷ trước
- Đẳng cấp bạo chi cho World Cup của giới siêu giàu Ấn Độ: đến xem trận yêu thích rồi bay về bằng máy bay riêng ngay trong ngày
- 'Vua dự đoán' Pele khẳng định ĐT Brazil sẽ vô địch World Cup 2022
- Chuyện của đội bóng cụt chân vô địch World Cup: Khi thể thao chữa lành vết thương từ bom đạn chiến tranh
Trang The Paper của Trung Quốc ngày 15/11 đưa tin, World Cup sắp tới sẽ tạo nên một kỷ lục trong lịch sử bóng đá: Qatar sẽ trở thành quốc gia đăng cai có diện tích đất nhỏ nhất trong lịch sử World Cup. Nhưng một trong những hệ lụy trực tiếp nhất của diện tích đất quá nhỏ là không còn chỗ ở cho hàng đoàn cổ động viên đổ về Qatar xem bóng đá.
Trước tình trạng khan hiếm phòng ở và giá cả tăng cao, vấn đề chỗ ở đã trở thành “nỗi đau đầu” của cổ động viên. Ngay cả khi tận dụng cả nhà dân, nhà lắp ghép, tàu du lịch và lều trại, thì tiền trọ vẫn rất đắt.
Trong tuyệt vọng, nhiều cổ động viên chỉ có thể trọ ở các nước lân cận và chờ đến ngày diễn ra trận đấu mới bay sang Qatar xem bóng đá.
Cổ động viên quá đông, phòng ở không đủ chỗ
Trang The Paper dự đoán, trong thời gian diễn ra World Cup năm nay, khoảng 1,2 triệu cổ động viên sẽ đổ về Qatar, trong khi tổng dân số Qatar chỉ khoảng 3 triệu người.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 31.000 phòng khách sạn ở Qatar, và 80% số phòng khách sạn này đã được đặt bởi các đội bóng, quan chức, nhà tài trợ World Cup… đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Để tăng nguồn cung chỗ ở, Qatar đã sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có, chẳng hạn như nhà dân và căn hộ. Ngoài ra, một số chỗ ở "phi truyền thống" cũng đã được tạo ra.
Theo báo chí nước ngoài, ba tàu du lịch sẽ neo đậu tại cảng Doha (Qatar) để làm "khách sạn du thuyền", có thể cung cấp khoảng 5.000 phòng. Đồng thời, trên hòn đảo nhân tạo phía bắc Doha có 1.000 chiếc lều có thể làm nơi ở cho cổ động viên.
Khách sạn du thuyền tại cảng Doha, Qatar. Ảnh: The Paper
Tại khu vực cách sân bay Doha không xa, 6.000 ngôi nhà lắp ghép từ container đã được dựng lên, và cổ động viên cũng có thể sử dụng. Ngoài hai chiếc giường, trong phòng còn có tủ đầu giường, bàn nhỏ, điều hòa nhiệt độ và phòng tắm có vòi hoa sen.
Nơi đây được gọi là "Làng cổ động viên", có ga tàu điện ngầm, bến xe buýt, quảng trường công cộng, nhà hàng tạm, cửa hàng tiện lợi và các cơ sở vật chất khác để đảm bảo giao thông và sinh hoạt của cổ động viên.
Điều kiện ăn ở chỉ ở mức trung bình, nhưng tiêu rất nhiều tiền
Theo trang The Paper, bằng nhiều phương thức khác nhau, khả năng đón tiếp vào dịp World Cup của Qatar đã được cải thiện rất nhiều, nhưng với một bộ phận không nhỏ cổ động viên, việc đặt được chỗ ở ưng ý vẫn không hề dễ dàng.
Trong bối cảnh nhu cầu quá lớn, giá nhà trọ tại Qatar đã tăng lên rất cao.
Paul Kroeger - một cổ động viên người Anh nói với BBC rằng, rất khó để anh ấy tìm được chỗ trọ với "giá cả hợp lý".
Kroeger cho biết, với tình hình hiện tại, dù chọn ở trong nhà trọ dựng tạm bằng container nhưng cũng phải chi khá nhiều tiền, giá khoảng 200-300 USD/đêm; nhưng so với những nơi khác phải chi khoảng 300-400 USD/đêm, thậm chí hơn nữa, thì đây đã là mức giá "bình dân".
Tuy nhiên, do khu vực phòng trọ gần sân bay nên người dân phải chịu đựng tiếng gầm rú suốt ngày đêm của máy bay đến và đi. Cũng có một số nhà tạm rẻ hơn, khoảng 120 USD/đêm, nhưng vị trí lại xa hơn.
Anas Ferrari - một cổ động viên bóng đá đến từ Mỹ cho biết: “Trả 200 USD/đêm cho một phòng trọ dựng tạm bằng container ở làng cổ động viên là quá đắt, và giá thuê homestay trên mạng cũng rất đáng sợ.”
Leo Caglilio - một cổ động viên bóng đá Australia - cho biết, anh đã tìm được chỗ ở tại một gia đình bản địa, giá phòng là 265 USD/đêm, đắt hơn nhiều so với khi anh đi xem World Cup 2014 tại Brazil. “Lần này có quá nhiều áp lực. Chúng tôi đã tìm chỗ ở trọ từ tháng 4, nhưng giá chưa bao giờ giảm", Caglilio nói.
Đối với những cổ động viên muốn tiết kiệm tiền, các khách sạn trên du thuyền cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc, tại đây có những phòng có giá 180 USD/đêm, nhưng số lượng cũng bị giới hạn. Nếu không có cách nào khác, chia sẻ phòng với người khác cũng là một lựa chọn.
Nhà trọ dựng tạm bằng container với những tiện nghi cơ bản. Ảnh: The Paper
Trọ ở nước láng giềng
Theo trang The Paper, giá cao và rất khó để tìm một nơi ở thoải mái, nên nhiều cổ động viên phải tìm cách giải quyết vấn đề theo kiểu khác.
Vì vậy, World Cup lần này tại Qatar có một hiện tượng đặc biệt: một số lượng lớn cổ động viên không trọ ở Qatar mà trọ ở các nước láng giềng.
Trên thực tế, để giảm bớt áp lực tiếp nhận khách du lịch trong nước, Qatar không hề phản đối việc cổ động viên trọ ở các nước khác xung quanh, mà còn tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho họ, thiết lập nhiều chuyến bay đưa đón cổ động viên đi xem bóng đá.
Ước tính trong thời gian diễn ra World Cup, sân bay quốc tế Doha của Qatar sẽ có hơn 500 chuyến bay mỗi ngày để đưa đón cổ động viên trọ ở các nước láng giềng đến xem trận đấu diễn ra cùng ngày, và việc này cũng rất thuận tiện.
Đơn cử như thành phố Dubai của UAE đã đón tiếp rất nhiều cổ động viên, mỗi ngày có khoảng 50 chuyến bay từ thành phố này đến Doha, thời gian bay một chiều chưa đầy một giờ.
Cổ động viên người Anh Simon Whitney nằm trong số những người trọ ở Dubai và dự định chỉ đến Qatar vào những ngày diễn ra trận đấu. Whitney cho biết, phòng anh ở tại Dubai có giá dưới 100 USD/đêm nhưng điều kiện sống tốt hơn nhiều so với ở Qatar. Sau khi tính toán cẩn thận, thậm chí bao gồm cả chi phí cho chuyến bay khứ hồi, vẫn tiết kiệm hơn so với trọ ở Qatar.
Nhưng vẫn có nhiều cổ động viên muốn trọ ở Qatar. "Tôi muốn hòa mình vào bầu không khí của World Cup. Nếu trọ ở các quốc gia khác, tôi sẽ không cảm nhận được không khí đó" , cổ động viên Paul Kroeger nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?